GIẢI MÃ TIÊM PHÒNG CHO MÈO TỪ A – Z | BÀI 1
Bạn thân mến!
Ngày nay việc nuôi mèo trở nên ngày càng phổ biến. Do đó việc tiêm phòng cho mèo ngày càng ngày cần thiết và quan trọng. Trong thực tế, sự tiếp xúc và các mầm bệnh diễn ra liên tục và có tính chất phức tạp. Để tránh tình trạng bùng nổ dịch bệnh trên mèo, hôm nay PetAha chia sẻ cho bạn mọi thứ về tiêm phòng cho mèo từ A – Z
TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO MÈO?
Bởi vì các bệnh tiêm ngừa cho mèo là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh, khó cứu chữa, thường dẫn đến mèo tử vong cao. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là mèo con sau sinh khoảng 2 – 3 tháng tuổi, cơ thể còn non yếu. Trong tự nhiên nhờ có kháng thể của mèo mẹ truyền qua sữa cho mèo con bú. Nên mèo con mới gia tăng lớp kháng thể bảo hộ của mèo mẹ chống lại sự vấy nhiễm ở môi trường bên ngoài.
Tiêm phòng bệnh cho mèo để có kỳ nghỉ an toàn khỏe mạnh hơn!
Tuy nhiên kháng thể mẹ truyền theo thời gian suy yếu và mất đi. Lúc này chúng ta cần bảo hộ cho mèo con bằng cách kích thích cơ thể chúng tự tạo kháng thể bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh. Vậy nếu không tiêm phòng cho mèo con từ sớm đến khi trưởng thành chúng sẽ không có đủ kháng thể chống lại mầm bệnh đó. Vậy những bệnh nguy hiểm mà chúng sẽ mắc là gì?
Sau đây là một số bệnh truyền nhiễm mèo có thể mắc phải do tiếp xúc với môi trường.
1. Bệnh dại
2. Bệnh truyền nhiễm về hô hấp
3. Bệnh tiêu hóa về đường ruột
4. Bệnh viêm mắt
5. Bệnh suy giảm bạch cầu
6. Bệnh FIP viêm phúc mạc
Hầu hết các bệnh trên là khó cứu chữa, khó điều trị và giá chi phí của việc điều trị cũng không hề rẻ. Bác sỹ phải chuẩn đoán, xét nghiệm máu, chụp X - quang và siêu âm để nắm bắt diễn biến của bệnh.
Bệnh Dại là bệnh quan trọng vì bệnh dại hiện nay chưa có thuốc điều trị, khi mèo mắc phải tỷ lệ tử vong là 100%. Các bệnh còn lại cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn 90%, tỷ lệ điều trị thành công dựa vào cơ địa của bé mèo. Bác sỹ thú y làm mọi cách để tăng sức đề kháng của mèo và ngăn cản các mầm bệnh khác xâm nhập.
Để tìm hiểu rõ về các bệnh trong vắc xin mời các bạn theo dõi bài viết…
LỊCH TẨY GIUN VÀ TIÊM NGỪA CHO MÈO TẠI PETAHA
Mèo rất dễ nhiễm giun sán nên bạn cần tẩy giun định kỳ cho mèo và giảm sự gây nhiễm ra bên ngoài môi trường bằng cách dọn sạch phân mỗi ngày. Đồng thời bạn kiểm soát nhũng ký chủ trung gian mang trứng giun sán như bọ chét và chuột.
Tóm tắt lịch tẩy giun như sau
+ Mèo con dưới 6 tháng tuổi: Tẩy giun sán vào các tuần 6, 8, 12, 14, 18, 22 sau đó cứ 3 tháng tẩy giun sán định kỳ 1 lần
+ Mèo trưởng thành: 3 tháng tẩy giun 1 lần
+ Mèo có thai hoặc cho con bú: Trước khi phối giống, 10 ngày trước khi đẻ, 2 và 4 tuần sau đẻ. Sau đó tẩy giun định kỳ 3 tháng/ 1 lần
Kiểm soát tự tái nhiễm
* Giun đũa, giun móc:
Giun móc thường xuyên lây từ mèo mẹ sang mèo con qua sữa nên khó phòng tránh được sự lây nhiễm này. Ngoài ra cả giun móc và giun đũa đào thải trứng và ấu trùng vào đất.
Mèo nhiễm giun đũa qua ấu trùng trung gian chủ yếu là chuột. Do trứng của giun đũa có sức đề kháng cao và tồn tại lâu trong đất. Vì vậy, bạn cần tẩy giun định kỳ đề phòng trứng giun vấy nhiễm ra ngoài môi trường.
Mèo con dưới 6 tháng tuổi, mèo có thai và mèo cho con bú bài thải lượng lớn trứng giun qua phân. Do đó cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc tẩy giun trong các giai đoạn này.
* Sán dây
Mèo nhiễm các loại sán dây thường qua ký chủ trung gian và sự vấy nhiễm này được cắt đứt bằng cách ngăn chặn đường truyền từ các ký chủ trung gian thường gặp như chuột và bọ chét
* Lưu ý: lịch tẩy giun có cho mèo con nên sớm hơn lịch tiêm phòng ít nhất 5 ngày.
Cách dùng và liều lượng
Cho mèo uống thuốc viên theo cân nặng của cơ thể hoặc trộn vào trong thức ăn. Bạn nên cho uống đúng liều, cân chính xác thể trọng mèo trước khi chỉ định liều dùng. 1 viên thuốc thông thường cho 4kg thể trọng, chỉ uống liều đơn. Giun có thể không hiện diện trong phân sau khi tẩy giun hoặc không xuất hiện sau 48h.
Mèo uống thuốc tẩy giun tốt nhất là vào buổi sáng, có thể uống lúc đói hoặc trộn vào trong thức ăn.
LỊCH TIÊM PHÒNG CHO MÈO TẠI PETAHA
Sau đây là lịch tiêm phòng cho mèo con đến khi trưởng thành mà PetAha đã áp dụng và tiêm cho các bé mèo
+ Từ 8 - 9 tuần tuổi tiêm mũi 1 vắc xin tổng hợp 4 bệnh hoặc vắc xin tổng hợp 5 bệnh
+ Từ 11 - 12 tuần tuổi tiêm vắc xin tổng hợp 4 hoặc vắc xin tổng hợp 5 bệnh bệnh lần 2
+ Từ 14 - 15 tuần tuổi mèo được tiêm vắc xin tổng hợp hoặc vắc xin tổng hợp 5 bệnh lần 3, sau khi tiêm xong mũi 3, qui trình tiêm vắc xin mèo được lặp lại 1 lần cho những năm tiếp theo.
+ Từ 12 tuần tuổi trở lên mèo đủ tuổi tiêm phòng vắc xin dại, tùy theo thể trạng cơ địa của mỗi cá thể mèo mà bạn có thể tiêm ngừa kết hợp với vắc xin tổng hợp khác
+ Từ 22 - 23 tuần mèo nhỏ thêm vắc xin bệnh FIP lần 1
+ Từ 26 - 27 tuần mèo nhỏ vắc xin bệnh FIP lần 2, sau lần nhỏ thuốc này mỗi năm tiếp theo nhỏ nhắc lại 1 lần
* Vắc xin tổng hợp là loại vắc xin gì? Để các bạn hiểu thêm về vắc xin tổng hợp hay còn có tên gọi khác là vắc xin đa giá.
Vắc xin đa giá là gì?
Là một liều vắc xin có chứa nhiều chủng virus khác nhau mang nhiều mầm bệnh, hiện nay vắc xin đa giá có các loại sau:
- Vắc xin 4 in 1 trên mèo
- Vắc xin 5 bệnh in 1 mèo
Vắc xin đơn giá là gì?
Là một liều vắc xin có chứa 1 chủng virus phòng duy nhất 1 loại bệnh. Vắc xin đơn giá là loại vacxin sau:
- Vắc xin FIP trên mèo
BẢNG GIÁ TIÊM PHÒNG VACXIN CHO MÈO TẠI NHÀ
Petaha chuyên dịch vụ tiêm phòng cho mèo tại nhà có bảng giá tiêm ngừa bệnh theo cấu trúc: vắc xin phòng bệnh 1liều/lần + chi phí đi lại. Giá bao gồm các thiết bị vật tư y tế, kiểm tra thăm khám sức khỏe mèo và vắc xin được đảm bảo lạnh có nhiệt độ từ 2 - 8°C, chế độ chăm sóc bảo hành sau tiêm.
Để biết thêm chi tiết xin mời bạn vào nhóm tư vấn của Petaha nhé!
TẠI SAO CHỦ NUÔI MÈO LẠI CHỌN DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG TẠI PETAHA
Bởi vì tiêm phòng cho mèo tại nhà có 9 lợi ích sau:
+ Hạn chế nguy cơ lấy nhiễm bệnh, cũng như lây nhiễm chéo tại phòng khám thú y.
+ Không phải di chuyển xa, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường thời tiết.
+ Tránh tình trạng stress tâm lý khi mèo đến phòng khám có nhiều động vật khác.
+ Chủ nuôi bận rộn với công việc, không có thời gian đưa mèo đến thú y tiêm phòng.
+ Chủ nuôi băn khoăn chưa biết chích ngừa ở đâu, cách chăm sóc tốt nhất cho mèo khi vừa mới nhận nuôi chúng.
+ Trường hợp chủ nuôi cùng lúc nuôi nhiều mèo gặp khó khăn trong việc đưa đi tiêm phòng như: vận chuyển, chi phí, thời gian, công sức,……
+ Chủ nuôi gặp vấn đề đặc biệt khác, không thể đưa mèo đến phòng khám thú y để tiêm phòng
+ Chủ nuôi trăn trở việc phòng bệnh trên mèo là biện pháp bảo vệ tối ưu cho người thân yêu trong gia đình của mình.
+ Bạn luôn được hỗ trợ nhiệt tình mỗi khi phát sinh các vấn đề về sức khỏe, điều trị cho mèo của bạn.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG CHO MÈO
Bởi vì sau khi tiêm, vắc xin kích thích cơ thể gây sốt nhẹ cho mèo để tránh mèo bị cảm lạnh. Bạn có thể tắm sạch sẽ cho mèo trước khi tiêm ngừa nhé.
Trước ngày tiêm phòng, bạn cho mèo ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Sau khi tiêm xong nên xoa thêm chỗ tiêm để giảm đau và tránh bị áp xe bạn nhé!
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP SAU KHI TIÊM NGỪA CHO MÈO
Câu hỏi 1: Mèo sau khi phòng sẽ có biểu hiện gì?
Trả lời: Sau khi tiêm ngừa vắc xin sẽ sẽ tạo phản ứng kích thích lên hệ thống phòng vệ của cơ thể mèo. Tùy vào cơ địa của mỗi cá thể mà mèo có hoặc không có những dấu hiệu như sau: mệt mỏi, lư đừ, bỏ ăn, nôn, giảm hoạt động
Câu hỏi 2: Mèo có bị shock khi tiêm ngừa phải làm sao?
Trả lời: Bất cứ vắc xin nào cũng có tỷ lệ shock phản vệ, biểu hiện của shock phản vệ là chỗ tiêm sưng đỏ, mèo khó thở, da nỗi những mẫn đỏ dị ứng ở nhiều nơi trên cơ thể, mắt sưng, mặt sưng… nếu bạn gặp phải trường hợp này thì liên hệ Petaha để tiêm thuốc giảm shock cho mèo nhé.
Câu hỏi 3: Mèo con có cần kiêng cử ăn uống sau khi tiêm phòng không?
Trả lời: Hầu hết sau tiêm ngừa mèo ăn uống bình thường. Tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế cho ăn những thức ăn gây khó tiêu như: thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn cũ đã để qua đêm và tuyệt đối không uống sữa tươi (sữa bò, sữa dê…) vì dễ gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến đi phân lỏng.
Câu hỏi 4: Vắc xin sau khi pha với nhau có giữ lại trong tủ lạnh được không?
Trả lời: Điều này không tốt vì ảnh hưởng đến chất lượng của vắc xin, tính hiệu quả cao nhất của việc tiêm ngừa là sau khi pha xong cần phải sử dụng ngay. Vắc xin để càng lâu ở môi trường ngoài sẽ tăng nhiệt độ, ánh sáng tác động ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin.
Câu hỏi 5: Mèo chưa tiêm ngừa dại bị mèo cào, cắn chảy máu phải làm sao?
Trả lời: Trước tiên là phải xử lý vết thương bằng xà phòng và chất sát trùng. Trường hợp không biết mèo có chích ngừa dại hay không? Thì bạn phải đến trung tâm y tế như trạm y tế quận, huyện để tiêm ngừa bệnh dại. Trường hợp mèo đã tiêm ngừa sau 14 ngày bạn có thể yên tâm hơn, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan và đến cơ sở y tế tiêm ngừa phòng. Bởi vì vắc xin dại cần tiêm đúng kỹ thuật và bảo quản lạnh để đạt chất lượng tốt nhất.
Link: zalo.me
Xem thêm