CHUYỆN GIẢM BẠCH CẦU VÀ TIÊM PHÒNG 5 BỆNH CHO MÈO | BÀI 5

Các bạn thân mến!

Giảm bạch cầu trên mèo hiện nay không còn hiếm gặp như cách đây 5 năm về trước nữa. Nhiều bạn nuôi mèo ở trong nhà khá kỹ nhưng không hiểu sao mèo vẫn bị nhiễm bệnh. Hôm nay các bạn hãy cùng Petaha khám phá câu chuyện này nhé. Tại sao nuôi mèo kỹ trong nhà vẫn mắc bệnh giảm bạch cầu? Bây giờ cùng khám phá con đường truyền lây của căn bệnh nguy hiểm này nha. Và giải pháp thoát khỏi căn bệnh này chính là tiêm phòng 5 bệnh cho mèo càng sớm càng tốt.

 

Cách an toàn bào vệ trên mèo là tiêm phòng vắc xin 5 bệnh

NGUYÊN NHÂN MÈO MẮC BỆNH GIẢM BẠCH CẦU

1. Số lượng mèo ngày càng nhiều

Ngày nay mèo được chọn là thú cưng thân thiện trong gia đình. Thực tế đội ngũ tiêm phòng PetAha đã đi tiêm phòng khá nhiều nơi. Đến từng nhà và nhận thấy gia đình ba mẹ thường mua một hoặc hai chú mèo về làm quà tặng cho con nhỏ. Hay các bạn trẻ trong độ tuổi thanh xuân cũng chọn mèo làm đối tượng thân thiện... Do đó nhiều nhà cung cấp thú cưng (pet shop, chủ tự nuôi…) đã chọn mèo làm thú cưng để kinh doanh. Thế là mèo tăng đàn, tăng dân số và tăng sự tiếp xúc lẫn nhau khi nuôi chung một chỗ.

Hầu hết người mua thường không có kinh nghiệm chọn lựa cho mình một bé mèo có sức khỏe tốt. Và một số nhà cung cấp mèo, không có sổ theo dõi sức khỏe của mèo, không có tem tiêm phòng ngừa vắc xin 5 bệnh hoặc không có xác nhận của người tiêm. Về việc tiêm phòng bảo quản vắc xin, kỹ thuật tiêm thì người mua cũng khó mà biết được.

2. Tập tính “gọi tình” của loài mèo

Nguyên nhân nhiễm bệnh này đến từ tập tính “tìm bạn bốn phương” của mèo. Khi mèo ở giai đoạn dậy thì (từ 6 tháng tuổi trở lên) sẽ có xu hướng đi tìm bạn tình ghép đôi, chúng sẽ kêu “gào tình” nhằm thu hút đối tượng khác giới đến. 

Được mời gọi thì đối tượng lạ cũng đến, mà chưa được sự đồng ý của chủ nuôi, chưa biết tình trạng sức khỏe như thế nào, và có khả năng là nguồn lây bệnh (khi mèo đang gia đoạn ủ bệnh). Hoặc mèo hoang cũng là đối tượng mang khá nhiều mầm bệnh đến giao lưu tiếp xúc với mèo chúng ta.

* Ủ bệnh: thời kỳ virus đang nhân bản với số lượng lớn, chưa có biểu hiện triệu chứng ở bên ngoài.

3. Những trận “hỗn chiến” trên nóc nhà

Khác với mèo cái thì mèo đực có nơi tụ tập cao, luôn có sự cạnh tranh trong vị trí xã đoàn của loài mèo. Nơi đó luôn “tổ chức” những cuộc “long tranh hổ đấu” để tranh giành “giang sơn và mỹ nhân”. Các bạn cũng có khi mệt mỏi với những cuộc chiến ngày đêm không cân sức này. Khi ấy chúng cứ đánh nhau “sứt đầu mẻ trán” mà vẫn chưa phân định thắng thua. Cảm giác của chủ nuôi rất khó chịu và bất lực, giải pháp thường cho các chủ nuôi là triệt sản cho mèo, giúp chúng giảm tính anh hùng và chỉ biết khu vực của mình sống mà thôi, giảm sự ham muốn những “vật chất” bên ngoài. Do tính đực của nội tiết tố không còn nữa.

Sự anh hùng của mỹ nam mèo ra ngoài giao lưu như vậy cũng làm tăng khả năng tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh lỡ như vô tình trong quần hùng có mèo đang ủ bệnh, thì chắc là toang.

4. Mèo trong giai đoạn ủ bệnh

Trường hợp này không phải là hiếm, có quan hệ nhân quả với 3 trường hợp tiếp xúc ở trên. Khi mèo đang ủ  bệnh những biểu hiện bệnh chưa bộc lộ rõ ràng ra bên ngoài. Tức là mèo đang nhiễm bệnh và có khả năng lây nhiễm cho mèo khác khá cao. Thời điểm này mèo vẫn khỏe mạnh, vẫn đi lại bình thường trong khu vực của chúng. Bài thải những chất vấy nhiễm lây bệnh ra ngoài môi trường thông qua các dịch tiết, giọt bắn, nước mắt, nước mũi, phân, nước tiểu,... Rồi tình cờ mèo khác tiếp xúc chất lây nhiễm này, câu chuyện cứ thế tiếp tục và truyền nhiễm ra ngoài môi trường càng nhiều.

5. Mèo tiếp xúc với loài mang trùng virus mèo

Những loài mang trùng là những con vật nhiễm virus của mèo, nhưng không có biểu hiện bệnh lý. Nói một cách khác là bệnh không xảy ra trên cơ thể của loài đó. Virus vẫn sống và nhân bản trên loài mang trùng di chuyển khắp nơi bài thải chất nhiễm bệnh ra ngoài môi trường. Vô tình mèo tiếp xúc với chất lây nhiễm này.

Những vật mang trùng có thể là: chó, chuột, chim, dơi, trâu, bò,... Đó cũng là lý do vì sao ở nhà căn hộ cao tầng mèo vẫn có khả năng tiếp xúc với mầm bệnh đến từ thiên nhiên.

Ví dụ: mèo có tính săn mồi, thấy chim trên trời bay vào nhà là chúng tổ chức đi săn để “chén món tráng miệng” này. Nhưng đâu biết rằng con chim đó vừa ăn phải chất lây nhiễm virus từ nơi khác. Có khi bạn chủ nuôi cũng không biết được mèo đã ăn món tráng miệng có giá cao này.

GIẢI PHÁP TIÊM PHÒNG VẮC XIN 5 BỆNH TRÊN MÈO

Từ nguyên nhân Petaha vừa liệt kê cho các bạn ở trên. Chúng ta chỉ có một giải pháp là phòng bệnh 5 bệnh cho mèo, hạn chế sự tiếp xúc với các mèo lạ khác trong thời gian tiêm ngừa.

Cách tốt nhất là tiêm phòng cho mèo con từ rất sớm ở giai đoạn 3 tháng tuổi để có hệ thống miễn dịch chống lại sự tiếp xúc mầm bệnh có từ bên ngoài.

Thực tế cho thấy chủ nuôi mèo thường không thích để mèo trong chuồng hay ở một nơi cố định nào đó. Để mèo có thể làm cảnh trong nhà, đi lại, chăm sóc rất kỹ nhưng sự kiểm soát về hành vi và tập tính của mèo thì không tầm soát được. Và mầm bệnh bên ngoài thì luôn chờ cơ hội xâm nhập vào bên trong cơ thể mèo của bạn.

PETAHA CUNG CẤP GIẢI PHÁP AN TOÀN TẠI NHÀ CHO BẠN

Với thông tin chia sẻ và giải pháp tiêm phòng vắc xin 5 bệnh cho mèo. Nhiều chủ nuôi thông thái đã chọn dịch vụ tiêm phòng tại nhà của Petaha bởi vì các bạn tin tưởng hoàn toàn vào qui trình tiêm ngừa tại nhà, khâu bảo quản vắc xin và chất lượng phục vụ chăm sóc sau khi tiêm ngừa, cách xử lý và chăm sóc mèo tại nhà.

Bạn có nhu cầu tìm hiều HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN BẠN NHÉ

​​​​​

Link: zalo.me


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng