Những Điều Cần Biết Về Lịch Tiêm Phòng Cho Mèo Con | Bài số: 12
Chào các bạn!
Bé mèo của bạn hôm nay thế nào?
Hôm nay các bạn cùng Petaha tìm hiểu về lịch tiêm phòng cho mèo con nhé. Thông qua câu chuyện chia sẻ của bạn H.
H. là một nữ nhân viên văn phòng, tuổi chưa đến ba mươi, hiện đang sống tại nhà riêng ở quận 7, khu Hưng Thái 2. Bạn sống một mình nên H. đã nhận nuôi một bé mèo thuộc giống Sphynx (mèo Ai Cập). Do công việc bận rộn, ban đầu bạn đã không dành đủ thời gian tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc bé mèo.
Đặc biệt là tìm hiểu về việc tiêm phòng và điều không may xảy đến, bé mèo của H. đã mắc phải căn bệnh giảm bạch cầu và không may đã không qua khỏi. Đây một căn bệnh khá phổ biến, dễ mắc, phát triển bệnh nhanh và tỉ lệ tử vọng cực cao. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu như bé mèo con được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
Bạn H. chia sẻ: “Em rất buồn, hối hận vì đã không tìm hiểu trước khi nuôi và tiêm phòng cho bé mèo nhà em sớm hơn. Để ngày đó bé bị bệnh nặng như vậy.”
Nên hôm nay, Bạn H. ngỏ lời chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc các bé mèo con mới về nhà. Thông qua Petaha, em rất vui và sẵn lòng chia sẻ, mong rằng những chia sẻ của em sẽ giúp các bạn đưa ra quyết định sớm nhất. Đưa các bé mèo đi tiêm phòng theo đúng lịch trình nhanh nhất có thể để không phải trải qua cảm giác hối hận như em ngày ấy ”
Bây giờ chúng ta cùng xem qua những lời khuyên chân tình và rất thực tế về việc tiêm phòng cho mèo con của bạn H. để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, giúp chúng ta chăm sóc các bé được tốt hơn nhé.
Mèo con cần lịch tiêm ngừa đúng
Vì sao phải có lịch tiêm phòng cho mèo con?
Qua tìm hiểu mình (bạn H.) được biết: cũng như con người, việc tiêm phòng ở mèo là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các mầm bệnh. Khi một lượng nhỏ virus có trong vắc xin được tiêm vào cơ thể. Thì hệ thống miễn dịch cần có thời gian tạo ra các loại kháng thể chống lại các loại virus, vi khuẩn được tiêm trong vắc xin. Mục địch bảo vệ các bé mèo con tránh được các bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ lên tới trên 80%. Bạn nên hoàn thành sớm và đủ các mũi vắc xin trong năm đầu tiên nha.
Và thông qua những group chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo. Nhiều người còn nói rằng ngay cả khi không may mà các bé vẫn mắc bệnh thì nhờ việc tiêm phòng mà triệu chứng khi mắc bệnh cũng sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Cũng như tỷ lệ sống sẽ cao hơn đáng kể so với những bé mèo không được tiêm phòng.
Ngoài ra, việc tiêm phòng cho mèo con còn giúp tiết kiệm về tài chính, thời gian, công sức cho chính các bạn. Vì khi so với chi phí dùng để tiêm phòng thì chi phí điều trị sẽ cao gấp nhiều lần đồng thời mất nhiều thời gian, công sức chăm sóc. Mà nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng cho các bé dù được tích cực điều trị vẫn rất cao. Đây chính là bài học xương máu mà mình học được trong lần đầu tiên nhận nuôi bé mèo.
Những loại bệnh phải được tiêm phòng cho mèo con?
Khi hiểu được lợi ích tuyệt vời từ lịch tiêm phòng mang lại mình tin các bạn đã quyết định sẽ tiêm ngay cho các bé nhà mình. Vậy giờ chúng ta cần biết tiêm phòng bệnh là những bệnh gì? Có phải bệnh nào cũng cần phải tiêm không…
Để các bạn hiểu rõ hơn mình sẽ vào chi tiết những thông tin mà mình đã tìm hiểu.
Các loại bệnh có thể tiêm phòng được chia ra 2 loại:
Thứ nhất là các bệnh phải tiêm phòng vắc xin
Đây là các bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với các bé mèo, có nguy cơ gây tử vong cao cho các bé. Để bảo vệ sức khỏe cho các bé một cách hiệu quả. Mình khuyên các bạn nên tiêm vắc xin phòng các bệnh này sớm nhất có thể. Theo lịch tiêm phòng mà mình chia sẻ thêm ở bên dưới.
Hiện nay có 5 bệnh phổ biến thuộc dạng này gồm: bệnh suy giảm bạch cầu (FPV), bệnh viêm mũi khí quản trên mèo (FRV). Bệnh viêm kết mạc, viêm nhiễm mắt trên mèo do Chlamydia, bệnh do Calicivirus (FCV). Và cuối cùng là bệnh phải tiêm phòng theo Pháp lệnh Thú y của VN đó là bệnh dại.
Tuy có tới 5 loại bệnh cần tiêm phòng. Nhưng hiện trên thị trường đã có loại vắc xin phòng được 4 bệnh trong cùng 1 mũi vắc xin. Như vậy đối với các bệnh phải tiêm phòng chúng ta chỉ cần tiêm vắc xin 4 trong 1. Và vắc xin phòng bệnh dại là đã đầy đủ cho các em.
Thứ hai là các bệnh nên tiêm phòng:
Đây là các bệnh mà việc tiêm phòng dựa trên yếu tố về môi trường. Lối sống và các lý do khác liên quan. Một vài bệnh điển hình thuộc dạng này là bệnh Bordetella, Chlamydophila (là 1 loại virus gây ra bệnh viêm nhiễm viêm kết mạc mắt). Bệnh bạch cầu và bệnh do virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở mèo.
Thời điểm tiêm phòng cho mèo con
Giờ chúng ta đã biết cần phải tiêm phòng những bệnh gì cho bé mèo con. Vậy thì khi nào có thể tiêm phòng cho các em? Sau khi tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y. Đồng thời tìm hiểu qua kinh nghiệm của những người nuôi khác thì lời khuyên của mình cho các bạn là:
Thời điểm tiêm vắc xin cho các bé mèo tốt nhất vẫn là dưới 12 tháng tuổi. Bạn hãy cố gắng tiêm đủ cho các bé các mũi tiêm như sau:
- Mèo từ 8 tuần tuổi: tiêm vắc xin 4 bệnh, mũi thứ 1
- Mèo từ 12 tuần tuổi: tiêm vắc xin phòng dại và tiêm nhắc lại vắc xin 4 bệnh, mũi thứ 2
- Mèo từ 15 – 16 tuần tuổi: tiêm nhắc lại vắc xin 4 bệnh, mũi thứ 3
- Hàng năm, tiêm nhắc lại mũi tổng hợp 4 bệnh, mũi dại, và mũi vacxin khác (nếu cần)
Những điều cần làm khi tiêm phòng cho mèo con
Tuy việc tiêm phòng vắc xin cho mèo con rất đơn giản. Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý một số điểm trước và sau khi tiêm nhé. Mình sẽ đề cập bên dưới để cho việc tiêm phòng đạt hiệu quả và các bé có thể có được trải nghiệm tốt nhất.
Trước khi tiêm phòng các bạn cần lưu ý, đối với các bé mèo mới về nhà. Bé cần được cách ly, theo dõi 2 tuần, tẩy giun. Và áp dụng quy trình tiêm phòng cho mèo.
Còn sau khi tiêm phòng các bạn cần lưu tâm 5 điều sau:
1. Không tắm các bé mèo từ 3 – 5 ngày, tắm các em trong lúc này là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh về hô hấp. Có thể gây suy giảm cho hệ miễn dịch.
2. Không ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hóa hay thức ăn để qua đêm. Bạn nên cho bé ăn uống bình thường không thay đổi thức ăn quá so với hàng ngày.
3. Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, động vật, người lạ khác trong 14 ngày. Đây là thời gian cần thiết để tạo đủ lượng kháng thể để có thể bảo vệ cho các bé mèo.
4. Xoa tại chỗ tiêm giúp cho các bé mèo giảm đau đồng thời tránh tình trạng bị áp xe tại vùng tiêm. Một công đôi việc nên các bạn nhớ thực hiện cho các em nhé.
5. Hạn chế di chuyển nơi ở mới khiến các bé mèo cảm thấy lạ lẫm dẫn tới lo sợ, căng thẳng làm cho hệ thống miễn dịch bị ức chế ảnh hưởng đến hiệu quả mũi tiêm.
Ngoài ra các bạn nên thường xuyên theo dõi các bé mèo sau khi tiêm. Một số bé có thể sẽ có những phản ứng phụ như sốt, nôn mửa, tiêu chảy và bỏ ăn, thông thường những triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi tuy nhiên nếu bé mèo nào có phản ứng quá dữ dội với những triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, các bạn cần phải liên lạc ngay với bác sĩ thú y Petaha để được hỗ trợ tốt nhất.
Và cuối cùng để chắc chắn bảo vệ an toàn các bé mèo nhà mình, các bạn cần đưa các bé đi tiêm nhắc lại hàng năm, đủ liều và đúng thời gian để đảm bảo đầy đủ lượng kháng thể bảo vệ các bé nhé.
Với những gì chia sẽ ở trên mình nghĩ các bạn có đủ thông tin để hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho các bé mèo. Bây giờ hãy gọi điện tư vấn cho các em đi tiêm phòng ngay nhé. Hãy bảo vệ các bé đồng thời bảo vệ túi tiền của chính bạn chỉ bằng một việc đơn giản là tiêm phòng.
PetAha chân thành cảm ơn những chia sẻ hết sức thiết thực của bạn H., mong rằng các bạn đã nhận được những kinh nghiệm hữu ích chăm sóc các bé mèo nhà mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, PetAha sẽ ngày càng cố gắng đưa thêm những chia sẻ thực tế và hiệu quả để chúng ta cùng chăm sóc các bé yêu ngày thêm khỏe mạnh và đáng yêu xinh đẹp nhé.
Xem thêm