Hiểm Họa Đến Từ Giun Sán trên thú cưng

Giun sán là vấn đề âm thầm đáng lo ngại đối với thú cưng cũng như trên con người. Chúng có thể gây còi cọc suy dinh dưỡng cho thú cưng. Và nguy hiểm hơn là trong giai đoạn ấu trùng chúng có thể để gây ra những bệnh trầm trọng làm ảnh hưởng sức khỏe con người đặc biệt là trẻ em. Chính những hậu quả do giun sán gây ra cho thú cưng và người, nên việc tẩy giun định kỳ và vệ sinh phòng bệnh là rất cần thiết.

Trước khi bạn tiêm phòng cho thú cưng của mình. Điều đầu tiên bác sỹ thú y luôn luôn hỏi bạn là: "Thú cưng của bạn đã tẩy giun chưa?".

Tại sao như vậy? Vì thú cưng luôn ẩn chứa mầm bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chính là ký sinh trùng giun sán. Đặc biệt là trẻ em là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Bài viết này nhằm chia sẻ cho các bạn những phương pháp phòng chống các yếu tố gây hại từ thú cưng của bạn. Trước khi đến các phương pháp xin mời các bạn tìm hiểu những nội dung sau nhé!

 

CÁC ĐƯỜNG LÂY NHIỄM GIUN SÁN TRÊN THÚ CƯNG

- Đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Do chúng ăn phải trứng giun sán, ấu trùng lây nhiễm hoặc ký chủ chủ trung gian lây nhiễm (thịt sống, cá sống, các loại ốc,...)
- Một đường lây khác là qua tiếp xúc trực tiếp với giun sán, ấu trùng giun sán chúng xâm nhập qua da
- Chó con nhiễm từ chó mẹ qua nhau thai (trước khi sinh) và qua sữa (sau sinh)

CÁC ĐƯỜNG LÂY NHIỄM GIUN SÁN TRÊN NGƯỜI

- Ở trên người đường lây nhiễm qua đường ăn uống do thực phẩm nhiễm giun sán hay do không rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng.

- Nhiễm qua da khi tương tác cơ học với thú cưng (ôm ấp chơi đùa, tiếp xúc với nước bọt, trẻ em nghịch đất cát với nhiễm phân chó mèo).

NHỮNG TÁC TẠI NGUY HIỂM KHI NGƯỜI BỊ NHIỄM GIUN SÁN

Đặc biệt là trẻ em, đối tượng dễ bị nhiễm giun sán do tiếp xúc với thú cưng hoặc môi trường đất nhiễm giun sán (công viên, bãi biển,...). Khi ấu trung xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ di trú khắp nơi trong cơ thể đến mức độ nào đó sẽ di trú dưới da gây ngứa và viêm da.

Chúng xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây rối loạn như: đau bụng, tiêu chảy có dịch nhầy, rối loạn dinh dưỡng gây sụt cân, thiếu máu,... Dễ chẩn đoán nhầm với bệnh xơ gan hoặc ung thư gan. Hầu hết các trường hợp phát bệnh rất lâu sau khi nhiễm. Tỉ lệ tử vong cao khi nhiễm nang sán ở phế nang.

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG HIỂM HỌA GIUN SÁN TỪ THÚ CƯNG

rửa tay sau khi tiếp xúc thú cưng

- Rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng

- Dọn vệ sinh môi trường sạch sẽ, không chứa phân, nước tiểu trong nhà (do trứng và ấu trùng tồn tại trong thời gian dài gây nguy hiểm cho trẻ em)

- Sát trùng môi trường: sân vườn, chuồng nuôi.

- Tẩy giun định kỳ cho thú cưng. Đối với thú cưng dưới 6 tháng tuổi nên tẩy giun 1 tháng 1 lần. Thú cưng trên 6 tháng tuổi chu kỳ tẩy giun 3 - 4 tháng/lần

- Để hạn chế mầm bệnh không nên để thú cưng tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh (không thả rông khi không có chủ) .

- Không nên cho thú cưng hôn, liếm lên mặt. Ngoài nguy cơ lây nhiễn giun sán, mùi hơi thở của thú cưng cũng có thể gây thêm bệnh về tiêu hóa nữa đấy (Bạn có đánh răng cho thú cưng của mình chưa? Bạn có vệ sinh răng miệng của thú cưng hằng ngày không?)

- Nên ăn chín, uống sôi không nên ăn thực phẩm sống.

PetAha xin chúc các bạn chăm sóc thú cưng khỏe mạnh và phòng tránh được mầm bệnh từ giun sán nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng