CORONA ĐẠI DỊCH THẾ KỶ - VACCINE FIP TRÊN MÈO |BÀI 2

Chào các bạn!
Từ cuối năm 2019 đến nay đã xuất hiện một con virus với tốc độ lây truyền nhanh mà ai cũng biết đó là coronavirus. Nhưng ở trên mèo thì virus không còn lạ lẫm gì với bác sỹ thú y cả. Và nó trở thành một án tử nếu như mèo của bạn mắc phải loại virus này…

Bệnh FIP có một cái tên gọi khác là viêm phúc mạc trên mèo. Nguyên nhân gây bệnh là do coronavirus biến chủng gây ra. Hầu hết các loài mèo đều mắc coronavirus nhưng trong điều kiện thích hợp nào đó cơ thể mèo suy yếu, virus tự nâng cấp lên gây ra bệnh viêm phúc mạc cho mèo. Các bạn đừng nhầm lẫn, coronavirus ở mỗi loài sẽ gây bệnh tích nhau và triệu chứng của bệnh cũng khác nhau. Hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định cho việc coronavirus trên mèo lây nhiễm chéo cho người và ngược lại.
* Phúc mạc là sự tiếp xúc của 2 vách ngăn niêm mạc giữa khoang chứa ổ bụng và buồng phổi

Dạo gần đây FIP ngày càng nở rộ và bùng thành dịch ở một số nơi. Còn mấy năm trước thì hiếm gặp căn bệnh này ở Việt Nam. Vậy làm sao để phát hiện kịp thời đi kiểm tra để tăng khả năng chữa trị cũng như cơ hội cứu sống cho căn bệnh mang tên ÁN TỬ này.

MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG KHI MÈO DÍNH CHƯỞNG FIP

Như đã nói bệnh rất khó cứu chữa nên PetAha chỉ cung cấp cho các bạn nuôi mèo các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh thôi. Còn nặng quá thì khó mà qua khỏi nha.

  • Nhận biết qua quan sát bằng mắt thường nhìn thấy: Lông mèo xơ xác, nhìn rối, dù dưỡng lông và chăm sóc lông rất tốt, mèo liếm lông thường xuyên nhưng nhìn vào vẫn xơ xác, rụng nhiều...
  • Nhận biết qua tiếp xúc vuốt ve: Vuốt dọc sống lưng con mèo bạn sẽ thấy lộ toàn bộ xương sống, xương bả vai, dù rằng mèo ăn rất nhiều, nhìn tổng thể rất béo, nhưng cứ vuốt là thấy xương, và tốc độ lộ xương rất nhanh, bụng trướng to cũng nhanh...
  • Tiếp theo là giai đoạn mèo có giảm đau: Khi chạm vào bụng của mèo, khi bế ẩm mèo, mèo tỏ ra khó chịu, đau đớn (do tích dịch chèn ép các cơ quan khác làm mèo đau đớn). Thường lúc này mèo ít di chuyển vì cơn đau hành hạ, chỉ quanh quẩn khu vực ăn uống và khu vực vệ sinh.
  • Cuối cùng là giai đoạn phát triển viêm phúc mạc: Bụng mèo to, trướng rất nhanh, chạm vào như chạm vào bong bóng nước, lúc này tích dịch mạnh rồi nên có thể nói là nặng à. 

MÈO NÀO DỄ MẮC BỆNH FIP

Hầu hết các mèo đều có nguy cơ mắc bệnh FIP nhưng đối tượng nhạy cảm dễ mắc bệnh nhất là mèo từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi. Các lứa tuổi khác tùy vào giống, loài và sức đề kháng của cơ thể. 

Nguyên nhân mèo mắc bệnh

  • Mèo bị stress.
  • Mèo nuôi nhốt trong điều kiện chật hẹp.
  • Mèo tiếp xúc với chất lây nhiễm (mèo đi đánh nhau vô tình tiếp xúc với chất lây nhiễm)
  • Mèo hoang chứa mầm bệnh và thải chất lây nhiễm ở ngoài môi trường.

CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH FIP KHÁ ĐẮT ĐỎ

Vậy làm gì khi mèo có triệu chứng vừa nêu ở trên? Bạn nên đến ngay thú y test nhanh bằng que test (rút máu và test trực tiếp trên que). Thường bệnh này thấy là phải rút dịch, tăng đề kháng và sử dụng liệu trình chữa trị theo triệu chứng riêng của từng cá thể mèo, kết quả thành công dựa vào cơ thể mèo có hợp thuốc điều trị và phác đồ điều trị hay không? Nên cũng khó có ai cam đoan 100% chữa được bệnh FIP này.

Trong giai đoạn đầu của bệnh còn có khả năng cứu chữa nhưng hiện nay chưa có thuốc đặc trị về căn bệnh này. Khi mèo bụng mèo viêm to, mỗi ngày phải rút dịch trong phúc mạc và uống thuốc điều trị liên tục trong 3 tháng, chi phí cho thuốc uống khá cao từ 800k - 1 triệu đồng cho 1 ngày điều trị (thuốc điều trị cho bệnh FIP hoàn toàn là thuốc nhập, bạn phải đặt hàng ở nước ngoài thì mới có). Chi phí điều trị khá đắt đỏ, kéo dài làm cho chủ nuôi cũng phải ngao ngán cho việc chi trả… buồn mà muốn rớt nước mắt.

Tóm lại việc điều trị chủ yếu là kéo dài thời gian sống, tăng sức đề kháng cho mèo, hỗ trợ điều trị các triệu chứng phụ nhiễm

CÓ PHẢI VẮC XIN FIP TRÊN MÈO LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT

Các bạn cũng biết virus cũng rất thông minh, qua nhiều đời chúng cũng tự thích nghi với môi trường mới. Mặc dù vắc xin này thuộc công ty hàng đầu của Mỹ là pfzier sử dụng công nghệ nuôi cấy đặc biệt qua nhiều đời trong môi trường có chứa hoạt chất làm suy yếu độc tố của coronavirus (Có nghĩa là vắc xin FIP là dạng vắc xin nhược độc, virus sống và được làm suy yếu không còn khả năng gây bệnh trên mèo).

Nhưng thực tế có nhiều phản ánh về hiệu quả bảo hộ của vắc xin ở Việt Nam đâu đó khoảng 70%, 30% còn lại mèo vẫn có khả năng mắc bệnh.

Có nhiều nguyên nhân làm cho sức tạo đề kháng của mèo thấp là

  • Do hiệu quả bảo quản lạnh của vắc xin không đúng.
  • Môi trường bảo quản không tốt làm thay đổi cấu trúc của virus.
  • Do cơ địa của cá thể mèo không tạo được kháng thể.
  • Khi mèo ở nơi có mật độ mầm bệnh cao hơn lượng kháng thể bảo hộ.

Mặc dù là vậy nhưng vắc xin phòng bệnh cho mèo vẫn là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.

ĐẶT LỊCH TIÊM PHÒNG NGAY CHO MÈO BẠN NHÉ!

 

Link: zalo.me


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng