BỆNH DẠI TRÊN CHÓ MÈO NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT... | BÀI 4

Chào các bạn! Hôm nay PetAha lại tiếp tục chia sẻ cho các bạn về một câu chuyện có thật. Trong một lần nọ, bác sỹ thú y đến nhà tiêm phòng dại cho chó. Có một ông bác bảo rằng: ”Chó của tôi nuôi ở trong nhà không có chạy ra đường nên không có bệnh dại, còn mấy con chó chạy ở ngoài đường mới là chó dại...”. 

Vậy bệnh dại là bệnh nguy hiểm như thế nào? Hiểu sao cho đúng? PetAha xin mời các bạn hãy theo dõi tiếp phần tiếp theo của bài viết nhé!

Hãy tiêm ngừa vắc xin dại cho chó mèo bạn nhé!

VIRUS THỜI CỔ ĐẠI HƠN 3000 NĂM TCN

Nói về lịch sử virus dại, các bạn sẽ ngạc nhiên vì virus có lịch sử cùng thời với các đấng tối cao. Cấu tạo của virus dại cực kỳ đơn giản. Độc lực của nó được các nhà khoa học xếp vào hạng A+, mức độ sát thương chủ yếu tập trung vào tế bào thần kinh. Cụ thể là thần kinh trung ương của động vật.

NỖI ĐAU MẤT MÁC NGƯỜI THÂN

Ở một câu chuyện khác của một chị ở chung cư Quận 4 kể lại:

Ngày xưa ở quê chị vùng Thanh Hóa. Lúc còn nhỏ, chị có người em trai hay trốn ba mẹ, đi chơi trong xóm. Thì một ngày nọ tự nhiên có một con chó không biết ở đâu, vô cớ chạy lại cắn vào chân của em trai chị. Sau đó con chó đó bỏ chạy đi mất. Người em của chị về nhà giấu chuyện đi chơi không dám nói cho ba mẹ biết vì sợ bị ăn đòn thêm. Thế là anh ta không nói gì cả, do đó người lớn trong gia đình không ai hay biết. Vài ngày sau em trai của chị sốt cao, co giật như bệnh phong đòn gánh...lúc này gia đình mới đưa đi cấp cứu. Nhưng bệnh dại là bệnh không có thuốc chữa, người em trai của chị đã ra đi.

NUÔI CHÓ MÈO BẮT BUỘC PHẢI PHÒNG BỆNH DẠI

Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Cho đến hôm nay, ở thế kỷ 21 y học vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa được bệnh dại. Chính vì không có thuốc chữa nên chúng ta bắt buộc phải phòng bệnh. Và tuyệt đối không nên chủ quan khi nuôi chó mèo trong gia đình. Vì chó mèo của bạn không thể kiểm soát hành động khi chúng tiếp xúc với các mầm bệnh đến từ bên ngoài tự nhiên.

Trở lại câu chuyện của ông bác. Bạn không thể theo dõi được sự tiếp xúc của chó mèo mỗi ngày với các loài vật khác như chuột, mèo, chim, dơi, con người, trâu, bò, ngựa, cừu, chồn... Cho dù bạn có ở trên chung cư, nhà cao tầng, bạn có chắc rằng không có con vật nào từ thiên nhiên bay vào nhà không? Ông bác nuôi chó trong nhà có chắc rằng chó không tiếp xúc với chuột, mèo, chim, dơi, chó lạ không?

Xin đừng chủ quan vì đó là tính mạng của con người, gần gũi với mình nhất là người thân trong gia đình sau đó là đến cộng đồng xã hội.

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ CHÓ CẮN, MÈO CÀO TẠO VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU

Có nhiều bạn nhắn tin, gọi điện hỏi trong nhóm tư vấn về trường hợp bị chó cắn, mèo cào chảy máu… và xin tư vấn về tiêm phòng bệnh dại cách xử lý phải làm sao?

Cho đến thời điểm này bệnh dại và tiêm vắc xin phòng bệnh do bên bác sỹ nhân y tiêm ngừa. Thú y không được phép tiêm thuốc hay vắc xin cho người bị chó, mèo cào, cắn. Bạn nên xử lý vết thương và đến cơ sở y tế gần nơi bạn ở nhất.

Cách xử lý vết thương như sau

+ Rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy mạnh
+ Rửa bằng xà phòng, chất sát khuẩn nhằm tiêu diệt một phần virus tại vết thương
+ Đến ngay cơ quan trạm y tế gần nhất để tiêm phòng bệnh dại

Chú ý: Vết thương càng gần vùng đầu, mặt thì càng nguy hiểm. Virus có xu hướng tấn công nhanh hơn

Virus dại tấn công chúng ta như thế nào?

Khi xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, virus sẽ không tấn công ngay. Tại vết thương, virus xâm nhập vào trong tế bào vật chủ, sau vài giờ chúng sẽ sinh sôi theo cấp số nhân để gia tăng số lượng virus. Khi số lương virus đủ lớn, chúng sẽ bắt đầu tấn công vào hệ thần kinh ngoại biên (tức là dây thần ở gần nơi vết thương nhất). Thời điểm này cơ thể vật chủ vẫn chưa xảy ra phản ứng hay triệu chứng gì cả. Đây là giai đoạn ủ bệnh.

Sau giai đoạn ủ bệnh chúng sẽ di chuyển theo dây thần kinh ngoại biên đi vào dây thần kinh trung ương. Khi đến hệ thần kinh trung ương não bộ, bệnh nhân sẽ phát bệnh dại. Giai đoạn này gọi là giai đoạn phát bệnh.

Dựa vào hoạt động của giai đoạn ủ bệnh chúng ta biết cách để phòng bệnh tốt nhất là

+ Sát trùng vết thương làm giảm “quân số” virus đang hiện diện
+ Thời gian ủ bệnh cũng là thời gian “vàng” để chúng ta đi chích ngừa dại tại cơ sở y tế địa phương.

ĐĂNG KÝ NGAY TIÊM PHÒNG CHO CHÓ MÈO TẠI NHÀ TẠI ĐÂY

Link: zalo.me


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng