CÁCH XỬ LÝ TRIỆU CHỨNG SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ MÈO

Các bạn thân mến!

Một số bạn khá lo lắng cho chó mèo của mình có “hiện tượng lạ” sau khi tiêm ngừa vắc xin. Hôm nay PetAha cùng bạn tìm hiểu và xử lý các vấn đề sau khi tiêm phòng cho thú cưng của mình nhé.

Sau khi bạn tiêm phòng cho chó mèo bất kỳ loại vắc xin nào đi nữa thì vẫn sẽ có những dấu hiệu không mong muốn có thể xảy ra. Đây là những dấu hiệu thông thường khi vắc xin phản ứng với hệ thống miễn dịch của chó mèo. PetAha chia thành 3 trường hợp sau.

•    Những phản ứng bình thường sau khi tiêm ngừa cho chó mèo
•    Dị ứng sau khi tiêm vắc xin
•    Sốc vắc xin trên chó mèo

cách xử lý triệu chứng sau khi tiêm phòng chó mèo

1. Những triệu chứng thường thấy sau khi tiêm ngừa 

Đây là những triệu chứng không đáng lo ngại chúng sẽ tự hết trong vài ngày. Nên các bạn đừng lo lắng quá, đây là hiện tượng bình thường khi tiêm vắc xin vào cơ thể.

Những triệu chứng mà bạn có thể thấy trên chó mèo đó là: sốt nhẹ, mệt mỏi, lừ đừ, ăn ít hoặc bỏ ăn một vài bữa, nôn ít, giảm tăng động, ủ rũ, tiêu chảy nhẹ. Chó mèo của bạn chỉ xuất hiện 1 hay 2 triệu chứng vừa kể thôi, nên bạn cũng không cần quá lo lắng về sức khỏe của chúng.

Cách xử lý: bạn để chó mèo của mình đến nơi thoáng mát, nghỉ ngơi và cho thêm nước sạch để uống. Và không can thiệp gì cả, vài ngày sau chó mèo của bạn sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi loại chó mèo khác nhau, có những con sẽ không có xuất hiện triệu chứng nào cả.

2. Cách xử lý dị ứng sau khi tiêm vắc xin

Một số chó mèo có cơ địa đặc biệt sẽ có phản ứng lại với thành phần phụ trong vắc xin. Thành phần phụ là chất dùng pha trộn, chất keo phèn hay tá dược bảo quản của vắc xin. Những chất này khi vào gây kích ứng cho cơ thể chó mèo làm chúng bị dị ứng.

Dị ứng thông thường là sưng mặt, nổi mẫn đỏ (nổi mề đay, phát ban, phù nề,…) trên da của cơ thể, nôn nhiều, thở gấp, thở thè lưỡi, chảy nước dãi. Bạn thường thấy những mụn nhỏ li ti này ở vùng da mỏng.

Cách xử lý: để chống dị ứng nhanh nhất bạn liên hệ PetAha để tiêm thuốc kháng dị ứng cho chó mèo của bạn, khoảng 30 phút – 60 phút sau những mẫn đỏ sẽ tự giảm và hết. Hoặc bạn có thể dùng thuốc mỡ có chứa corticoid bôi lên vùng da đó, sau vài ngày chó mèo của bạn tự hết.

Lời khuyên cho bạn: Khi bạn biết chó mèo của mình đã dị ứng với loại vắc xin vừa tiêm, thì lần tiêm ngừa tiếp theo bạn nên chọn loại vắc xin khác để thú cưng không còn dị ứng với thành phần phụ của vắc xin đó nữa. Nếu bạn tiếp tục sử dụng vắc xin gây dị ứng tiêm cho chó mèo của mình thì khả năng dị ứng sẽ lặp lại và dị ứng nhiều hơn lần đầu.

3. Cách xử lý chó mèo sốc vắc xin sau khi tiêm

Trường hợp sốc do vắc xin là trường hợp cực kỳ hiếm xảy ra. Nhưng nó vẫn có cơ hội xảy ra trên chó mèo của bạn. Cũng giống như trường hợp dị ứng, chó mèo của bạn bị sốc với thành phần phụ của vắc xin. Do cơ địa của thú cưng, chúng có tỷ lệ nhạy cảm với thành phần phụ này.

Những triệu chứng của sốc vắc xin: Khó thở, thở gấp nhanh, tim đạp nhanh, sợ hãi, các niêm mạc ở mắt, răng trở nên nhợt nhạt thiếu máu, co giật, hôn mê, nôn nhiều. Bạn sẽ thấy nhiều triệu chứng xuất hiện cùng lúc.

Cách xử lý: bạn cần đưa chó mèo của mình đến thú y gần nhất để cấp cứu, truyền dịch, tiêm vitamine C, trợ tim, trợ hô hấp cấp cứu cho thú cưng càng sớm càng tốt nhé.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn cách xử lý triệu chứng sau khi tiêm phòng cho chó mèo đúng cách. Hi vọng với cuốn cẩm nang này sẽ giúp các bạn chủ chó và những người yêu chó có thêm được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình chăm sóc nuôi dạy thú cưng của mình. Mọi ý kiến thắc mắc, các bạn vui lòng gửi đến email ban biên tập: hoanghm83@gmail.com của Pet Aha hoặc theo số Hotline: 090 252 9302.

Chúng tôi sẽ không ngừng bổ sung các kiến thức để cuốn cẩm nang ngày càng được hoàn thiện hơn.

Pet Aha - Dịch vụ tiêm phòng chó mèo tại nhà xin chúc các bạn thành công và nhiều nhiều sức khỏe.
 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng